Cloud Computing: Các hình thức cơ bản và lợi thế kinh doanh của các dịch vụ được cung cấp trên đám mây
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp đơn giản hơn để quản lý
các vấn đề như lưu trữ, phần mềm, máy chủ và cơ sở dữ liệu, điện toán
đám mây có thể có câu trả lời mà doanh nghiệp của bạn cần đến. Đám mây
đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, khi các tổ chức bắt
đầu hiểu rõ hơn về lợi ích về vận hành và chi phí khi sử dụng chúng.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét các loại dịch vụ điện toán đám mây khác nhau có sẵn trên thị trường để xem liệu chúng có phù hợp với doanh nghiệp của bạn không.
Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (Infrastructure as a Service – IaaS) có lẽ là hình thức điện toán đám mây đơn giản nhất mà bạn có thể chọn cho doanh nghiệp của mình. Tại đây, bạn chỉ cần thuê cơ sở hạ tầng CNTT và các hệ thống như lưu trữ, máy chủ và network từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Các dịch vụ loại này bạn có thể thuê đơn giản như cloud server, hay hệ thống private cloud dùng riêng.
Nền tảng như một dịch vụ (Platform as a Service – PaaS) lý tưởng cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm một môi trường cho tất cả các loại công việc trên phần mềm và ứng dụng, bao gồm cả việc khởi tạo, quản lý và testing. Thường được cung cấp cho các tổ chức theo yêu cầu (on-demand) đảm bảo cho các developer có thể làm việc trên các ứng dụng web và di động dễ dàng nhất mà không phải đối phó với các thách thức trong việc quản lý cơ sở hạ tầng của chính họ.
Phần mềm như một dịch vụ (Software as a Service – SaaS) thường là dạng cung cấp các phần mềm và ứng dụng và, đặc biệt, đảm nhiệm việc bảo trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Nó thường được cung cấp ở dạng thuê bao (subscription) và có lẽ phù hợp nhất với các doanh nghiệp lớn hơn với các nhu cầu cụ thể hơn.
Tất cả mọi thứ như một dịch vụ (Everything as a Service – EaaS) có thể hàm ý một số thứ khác nhau, nhưng thường được coi là bộ giải pháp rộng nhất bao gồm tất cả các dịch vụ và giải pháp trên nền tảng điện toán đám mây.
Public Cloud là hình thức triển khai phổ biến nhất. Nó được vận hành và quản lý bởi một trong các nhà cung cấp như NTCCloud hay phổ biến và quy mô toàn cầu như Amazon Web Services hoặc Microsoft Azure. Ưu điểm chính của việc triển khai theo hình thức public cloud là tất cả phần cứng, phần mềm và cơ sở hạ tầng được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ. Bạn không phải lo lắng về việc phần cứng có thể bị trục trặc bất ngờ, hay làm thế nào để đảm bảo vấn đề backup,… Vì vậy đối với các doanh nghiệp nhỏ (SMBs) và những người ít chuyên môn kỹ thuật, đây có thể là lựa chọn hoàn hảo.
Ngược lại, hình thức Private Cloud là một dạng triển khai riêng tư của điện toán đám mây – nó được điều hành bởi một khách hàng/doanh nghiệp duy nhất để sử dụng riêng. Các private cloud thường chỉ có thể dành cho các tổ chức lớn hơn có nhân viên CNTT và kinh nghiệm để tự duy trì dịch vụ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các doanh nghiệp ứng dụng private cloud có thể thuê nhà cung cấp ở bên thứ ba như NTCCloud để xử lý việc thiết lập và vận hành hệ thống.
Loại triển khai thứ ba được gọi là đám mây lai hay Hybrid Cloud. Đúng như tên gọi, loại triển khai này có sự kết hợp giữa các dịch vụ public cloud và private cloud để mang lại sự linh hoạt cao hơn.
Ví dụ, việc để có được máy chủ hoặc trung tâm dữ liệu của riêng bạn sẵn sàng vận hành có thể chiếm rất nhiều thời gian từ nhân viên của bạn khi họ quản lý và bảo trì chúng. Thiết lập phần cứng và cập nhật các bản patch phần mềm là công việc hơi chuyên sâu và mất thời gian. Làm việc với một dịch vụ đám mây sẽ loại bỏ nhu cầu quản lý hệ thống cho chính bạn.
Ngoài ra, có những cơ hội tiết kiệm chi phí rất lớn. Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ chỉ tính phí bạn cho các dịch vụ và không gian mà bạn cần đến. Vì vậy, không cần phải tự mang gánh nặng tài chính với cả một máy chủ đắt tiền.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét các loại dịch vụ điện toán đám mây khác nhau có sẵn trên thị trường để xem liệu chúng có phù hợp với doanh nghiệp của bạn không.
Bốn hình thức dịch vụ mà nền tảng đám mây có thể cung cấp
Trước khi bạn có thể thiết lập liệu điện toán đám mây có phù hợp với doanh nghiệp của mình hay không, cần phải hiểu sự khác biệt giữa các hình thức điện toán đám mây có sẵn cho bạn. Được biết đến bởi các từ viết tắt có khả năng gây nhầm lẫn tương tự: IaaS, PaaS, SaaS và EaaS, mỗi cái trong số bốn cụm từ trên đại diện cho một loại dịch vụ rất khác nhau có thể cung cấp cho doanh nghiệp của bạn một cái gì đó cụ thể.Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (Infrastructure as a Service – IaaS) có lẽ là hình thức điện toán đám mây đơn giản nhất mà bạn có thể chọn cho doanh nghiệp của mình. Tại đây, bạn chỉ cần thuê cơ sở hạ tầng CNTT và các hệ thống như lưu trữ, máy chủ và network từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Các dịch vụ loại này bạn có thể thuê đơn giản như cloud server, hay hệ thống private cloud dùng riêng.
Nền tảng như một dịch vụ (Platform as a Service – PaaS) lý tưởng cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm một môi trường cho tất cả các loại công việc trên phần mềm và ứng dụng, bao gồm cả việc khởi tạo, quản lý và testing. Thường được cung cấp cho các tổ chức theo yêu cầu (on-demand) đảm bảo cho các developer có thể làm việc trên các ứng dụng web và di động dễ dàng nhất mà không phải đối phó với các thách thức trong việc quản lý cơ sở hạ tầng của chính họ.
Phần mềm như một dịch vụ (Software as a Service – SaaS) thường là dạng cung cấp các phần mềm và ứng dụng và, đặc biệt, đảm nhiệm việc bảo trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Nó thường được cung cấp ở dạng thuê bao (subscription) và có lẽ phù hợp nhất với các doanh nghiệp lớn hơn với các nhu cầu cụ thể hơn.
Tất cả mọi thứ như một dịch vụ (Everything as a Service – EaaS) có thể hàm ý một số thứ khác nhau, nhưng thường được coi là bộ giải pháp rộng nhất bao gồm tất cả các dịch vụ và giải pháp trên nền tảng điện toán đám mây.
Các hình thức triển khai
Khi bạn đã chọn loại dịch vụ mà bạn yêu cầu cho doanh nghiệp của mình, bạn sẽ cần đưa ra quyết định về cách các dịch vụ đám mây đó sẽ được triển khai. Có ba lựa chọn chính ở đây: công khai (public), riêng tư (private) hoặc kết hợp (hybrid).Public Cloud là hình thức triển khai phổ biến nhất. Nó được vận hành và quản lý bởi một trong các nhà cung cấp như NTCCloud hay phổ biến và quy mô toàn cầu như Amazon Web Services hoặc Microsoft Azure. Ưu điểm chính của việc triển khai theo hình thức public cloud là tất cả phần cứng, phần mềm và cơ sở hạ tầng được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ. Bạn không phải lo lắng về việc phần cứng có thể bị trục trặc bất ngờ, hay làm thế nào để đảm bảo vấn đề backup,… Vì vậy đối với các doanh nghiệp nhỏ (SMBs) và những người ít chuyên môn kỹ thuật, đây có thể là lựa chọn hoàn hảo.
Ngược lại, hình thức Private Cloud là một dạng triển khai riêng tư của điện toán đám mây – nó được điều hành bởi một khách hàng/doanh nghiệp duy nhất để sử dụng riêng. Các private cloud thường chỉ có thể dành cho các tổ chức lớn hơn có nhân viên CNTT và kinh nghiệm để tự duy trì dịch vụ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các doanh nghiệp ứng dụng private cloud có thể thuê nhà cung cấp ở bên thứ ba như NTCCloud để xử lý việc thiết lập và vận hành hệ thống.
Loại triển khai thứ ba được gọi là đám mây lai hay Hybrid Cloud. Đúng như tên gọi, loại triển khai này có sự kết hợp giữa các dịch vụ public cloud và private cloud để mang lại sự linh hoạt cao hơn.
Lợi thế của đám mây
Bây giờ bạn đã hiểu các lựa chọn điện toán đám mây khác nhau hiện có trên thị trường, có lẽ bạn sẽ tự hỏi làm thế nào để chúng có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của mình. Thực sự có một loạt các lợi thế trong việc sử dụng điện toán đám mây, tùy thuộc vào cách bạn sử dụng các dịch vụ, cũng như những gì bạn đang hy vọng đạt được.Ví dụ, việc để có được máy chủ hoặc trung tâm dữ liệu của riêng bạn sẵn sàng vận hành có thể chiếm rất nhiều thời gian từ nhân viên của bạn khi họ quản lý và bảo trì chúng. Thiết lập phần cứng và cập nhật các bản patch phần mềm là công việc hơi chuyên sâu và mất thời gian. Làm việc với một dịch vụ đám mây sẽ loại bỏ nhu cầu quản lý hệ thống cho chính bạn.
Ngoài ra, có những cơ hội tiết kiệm chi phí rất lớn. Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ chỉ tính phí bạn cho các dịch vụ và không gian mà bạn cần đến. Vì vậy, không cần phải tự mang gánh nặng tài chính với cả một máy chủ đắt tiền.
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home